Tập đoàn TTHGroup | 0857 867 222Đặt lịch

Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa

Viêm tai giữa là tình trạng xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em từ 6 - 36 tháng tuổi. Nhiều trường hợp trẻ em nghe kém, điếc, nhiễm trùng huyết do viêm tai giữa. Trong giai đoạn giao mùa là thời điểm phát sinh nhiều bệnh lý tai mũi họng do vậy bố mẹ cần lưu ý về những dấu hiệu và cách điều trị để có các xử lý khi trẻ mắc bệnh. 

1. Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa (khu vực phía sau màng nhĩ) bị nhiễm trùng gây sưng, đau, sốt, chảy dịch. Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi song phổ biến nhất là trẻ em từ 6-36 tháng tuổi do cấu trúc tai chưa phát triển hoàn chỉnh, miễn dịch yếu. 

2. Tại sao trẻ bị viêm tai giữa?

Bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng đặc biệt là trẻ nhỏ do các nguyên nhân:

- Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ, chưa đủ sức chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn

- Mặc dù viêm tai giữa cấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xảy ra ở lứa tuổi 3 tháng tuổi tới 3 tuổi. Ở lứa tuổi này, vòi Eustachian có cấu trúc và chức năng chưa trưởng thành - góc của ống eustach nằm ngang hơn, và góc của cơ căng khẩu cái và sụn của vòi tai mở ra kém hiệu quả hơn so với người lớn.- Biến chứng của một số bệnh lý tai mũi họng như: viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm xoang...

3. Đối tượng dễ bị viêm tai giữa

Ngoài trẻ từ 6-36 tháng tuổi thì viêm tai giữa còn thường gặp ở các trường hợp sau:

- Trẻ sử dụng núm vú giả
- Trẻ đi nhà trẻ
- Trẻ bú bình
- Người tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí cao
- Trải qua những thay đổi về độ cao
- Trải qua những thay đổi trong khí hậu, nhất là vùng khí hậu lạnh
- Bị cảm lạnh, cúm, viêm xoang hoặc nhiễm trùng tai gần đây
- Dị tật bẩm sinh vùng mũi họng làm tăng nguy cơ viêm tai giữa

4. Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa

Đối với trẻ em, khi bị viêm tai giữa thường có các triệu chứng:

- Sốt cao, thường dao động ở 39-40 độ.
- Quấy khóc, bỏ bú
- Ăn uống kém, nôn, thậm chí co giật.
- Với những trẻ lớn, trẻ có thể kêu đau tai, ù ai, có thể kèm theo chảy mủ tai.
- Ở trẻ nhỏ hơn khi chưa biết nói, thường sẽ lấy tay dụi vào tai hoặc hay lắc đầu.
- Đi ngoài phân lỏng hoặc tiêu chảy, xuất hiện cùng với triệu chứng sốt.
- Khi nằm, trẻ thường cảm thấy bứt rứt khó chịu, ngủ không sâu giấc.
- Nội soi tai thấy màng nhĩ đỏ, phồng, mủ trong ống tai, mất tam giác sáng.
- Khả năng nghe bị kém đi
- Khi đi dễ ngã do mất thăng bằng.
- Không cho ba mẹ đụng vào tai của mình do bị đau.

Triệu chứng viêm tai giữa của trẻ rất dễ nhận biết khi ba mẹ chú ý quan sát. Khi trẻ có bất cứ dấu hiệu nào của viêm tai giữa, bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành điều trị sớm. Viêm tai giữa tiến triển rất nhanh và gây nhiều biến chứng cho trẻ nếu không được điều trị kịp thời.
 
5. Biến chứng viêm tai giữa ở trẻ - bố mẹ không nên chủ quan

Viêm tai giữa nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách thì bệnh nhân sẽ khỏi bệnh sau khoảng 1 tuần, tuy nhiên nếu khi bệnh ở giai đoạn cấp tính, bệnh điều trị sai phương pháp thì những biến chứng có thể xảy ra như:

- Thủng màng nhĩ
- Viêm tai giữa mạn tính
- Biến chứng thần kinh: Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên
- Biến chứng nội sọ: Áp xe, viêm màng não.
- Suy giảm thính lực. Ở trẻ em, giảm thính lực có thể dẫn tới việc chậm phát triển ngôn ngữ và một số kỹ năng bởi vì khả năng nghe kém.

Biến chứng viêm tai giữa là không thể xem thường. Tuy nhiên, viêm tai giữa ở trẻ có thể được ngăn ngừa khi ba mẹ phát hiện sớm và đưa trẻ đến thăm khám, điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa. Nếu nghi ngờ trẻ có dấu hiệu của căn bệnh này, ba mẹ cần đưa trẻ đến khám các cơ sở ý tế uy tín để tìm ra hướng xử trí đúng đắn và an toàn nhất cho sức khỏe và thính lực của trẻ. Liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa TTH Quảng Bình nếu bạn gặp vấn đề các bệnh lý Tai mũi họng và cần được tư vấn nhé!

- Hotline: 0857 867 222

- Website: https://www.benhvientthquangbinh.vn/

Địa chỉ: Số 99 đường Điện Biên Phủ, phường Phú Hải, TP Đồng Hới, Quảng Bình

Tags: Viêm tai giữa, tai mũi họng, tth quảng bình